VIỆT NAM TRONG CON MẮT CỦA JEAN-JACQUES PICART

« Phụ nữ Việt Nam đã tạo nên một nét đẹp châu Á rất riêng »

Nói về sự sống động của những giai thoại và các câu chuyện lịch sử, một trong những tên tuổi lớn của làng thời trang đã chia sẻ với chúng tôi góc nhìn rất riêng của ông về Việt Nam qua những ấn tượng xưa và nay.

Sinh ra ở Campuchia, mẹ người Việt và bố người Pháp, kết hôn với một nhà báo nổi tiếng gốc Âu, Jean-Jaques Picart là một nhân vật lớn trong thế giới thời trang cao cấp. Ông từng tư vấn cho nhiều nhà thiết kế tên tuổi (những trợ lý của ông, Christian Lacroix và Hedi Slimane, đã được ông chắp cánh trên con đường sự nghiệp).

Là nhà tư vấn cho Bernard Arnault (ông chủ tập đoàn LVMH) trong hơn hai mươi năm, Jean-Jaques Picart đã góp phần đáng kể tạo dựng thành công cho nhiều thương hiệu cao cấp như Thierry Mugler, Shiseido, Chloé, Kenzo, Carven, Hermès…

Ông chính là một trong những người đứng bên trong bóng tối đã kiến tạo ra thời trang thế giới và Việt Nam trong tiềm thức của ông là một khu vườn với nét duyên thầm sâu kín.

Hơn thế, Jean Jacques Picart nói về phố Catinat (chứ không phải con đường Đồng Khởi ngày nay)

« Đất nước Việt Nam luôn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của tôi. Và tôi phải nói rằng mối liên kết này được thể hiện rõ rệt nhất trên bàn ăn của gia đình. Bữa ăn là sự kết nối mạnh mẽ nhất, dễ dàng nhất, vui vẻ nhất và khăng khít nhất trong gia đình tôi. Đồ ăn tại nhà của chúng tôi có đến 70% món Việt. Một trong những hương vị tôi mê nhất là Chả Cá Lã Vọng mà tôi từng được nếm ở Paris, tại nhà hàng Mai Do số 23 đại lộ Montparnasse hoặc tại quán ăn của gia đình họ Đoàn trên phố Chả Cá, Hà Nội. Hãy thử nước mắm Cà Cuống, thơm vị tinh dầu cà cuống, ngọt, thanh và rất kích thích vị giác. Tinh dầu cà cuống ngày nay không còn nhiều nữa. Tôi nghĩ chúng ta cần phải tìm cách tái tạo lại và giữ gìn.

Điều hấp dẫn là tôi nhận thấy chính những người rời xa đất mẹ lại gìn giữ được một số truyền thống quê hương bị mai một qua dòng chảy thời gian. Thật ngạc nhiên phải không ? Điều đó đúng với ẩm thực cũng như ngôn ngữ. Tôi có thể ví dụ như tiếng Việt của tôi

đã cũ ; tôi sử dụng những ngôn từ cổ điển nhẹ nhàng, hài hước theo tông giọng kiểu xưa. Tôi vẫn đang tiếp tục học tiếng Việt để cải thiện điều này.

Thời trang ở Việt Nam ?

Thời trang ở đất nước này đang ngày càng phát triển. Thay vì nói về thời trang, tôi muốn nhắc đến những người phụ nữ Việt, về sức mạnh nhan sắc của họ. Từ xưa trong những cuộc xâm lấn của Trung Quốc, phụ nữ Việt Nam đã được coi là những tài sản quý báu. Tôi muốn nói đến bà Ngô Đình Nhu, em dâu tổng thống Ngô Đình Diệm và Hoàng hậu Nam Phương (vợ Vua Bảo Đại) đã được thế giới tôn vinh như biểu tượng của cái đẹp. Bà Nhu từng được coi là một trong những người phụ nữ đẹp nhất thế giới trong thời kì đó. Những người phụ nữ này đã đem đến một nét duyên dáng mới cho thời trang Paris những năm 1950, qua tà áo dài tân thời phá cách với eo chẽn, cổ thuyền, vai để trần và quần thêu hoa.

The beauty of Vietnamese women remains an Asian reference. Today, traditional fashion has
been revived but hasn’t achieved international recognition. Definitely, thing can be accelerated.
For example, in the years of 1970, Italian people made clothes. They became later dressmakers
and brande-names. This case has been reproduced all over the world where the know-how’s
culture is well developed. Vietnam will certainly speed on similar steps.

Phụ nữ Việt Nam đã tạo nên một nét đẹp châu Á rất riêng. Ngày nay, thời trang truyền thống đã dần được phục hồi nhưng chưa đạt tới tầm quốc tế. Tất nhiên, mọi thứ có thể sẽ tăng tốc. Ví như thời trang Ý, vào những năm 1970, chỉ tập trung vào may mặc quần áo, sau đó đã nâng lên thành nghệ thuật may đo và trở thành những thương hiệu lớn. Lộ trình này được lặp lại ở nhiều nước trên thế giới, nơi văn hóa và tay nghề truyền thống phát triển mạnh mẽ. Việt Nam chắc chắn sẽ đi theo lộ trình tăng tốc đó.

Chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi cuộc chuyển mình này…

CÁI NHÌN CỦA MAI DƯƠNG, MỘT NHIẾP ẢNH GIA

COVID-19 VÀ BÀI HỌC VỀ LỐI SỐNG TÍCH CỰC

Bài viết liên quan